Từ ngày 01/3/2021, tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế đã tiến hành cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021. Đây là cuộc tổng điều tra quan trọng và phức tạp, do đó, cần có sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành trong công tác triển khai để cuộc điều tra được tổ chức thành công, cung cấp số liệu tốt nhất phục vụ trong công tác chỉ đạo điều hành nền kinh tế". Đó là những chia sẻ của ông Hoàng Ngọc Cường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Thừa Thiên Huế với Cổng thông tin điện tỉnh tử nhằm làm rõ các vấn đến liên quan đến cuộc Tổng điều tra kinh tế trên địa bàn năm nay.
Nhiều điểm mới, khác biệt so với các cuộc Tổng điều tra trước đây
Phóng viên: Ông có thể cho biết cuộc Tổng điều tra kinh tế 2021 có những điểm mới, khác biệt nào so với các cuộc tổng điều tra trước đây?
Ông Hoàng Ngọc Cường: Cuộc Tổng điều tra kinh tế năm nay có 3 điểm mới và 1 điểm khác biệt so với các cuộc Tổng điều tra trước đây. Điểm mới thứ nhất là ứng dụng triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của cộc Tổng điều tra, sử dụng phiếu điện tử thay cho phiếu giấy, nhằm tiết kiệm được nguồn lực, con người và chi phí điều tra, qua đó rút ngắn được thời gian công bố kết quả. Điểm mới thứ 2 là sử dụng triệt để trong việc khai thác dữ liệu từ hồ sơ điện tử để giảm tải các nội dung trong phiếu điều tra, bên cạnh đó còn có bổ sung thêm một số câu hỏi để đánh giá đầy đủ hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Điểm mới thứ 3 là việc tiếp cận các đơn vị cơ sở đến cấp quản lý thấp nhất (cấp xã) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và đặc điểm đặc thù sản phẩm của từng địa phương. Đối với điểm khác thì năm 2017, ngành Thống kê phải điều tra luôn cả các cơ sở hành chính nhưng năm nay các cơ sở hành chính thì ngành Nội vụ sẽ tổ chức cuộc điều tra riêng.
Phóng viên: Vậy ông có thể cho biết cụ thể hơn về cách thức thực hiện cuộc Tổng điều tra này?
Ông Hoàng Ngọc Cường: Cụ thể thì đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội thì được cung cấp tài khoản và mật khẩu để các đơn vị tự đăng nhập vào trang Web của cuộc Tổng điều tra và tự kê khai thông tin trên bảng hỏi (web-form) . Đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng thì điều tra viên thống kê sẽ đến trực tiếp để phỏng vấn kết hợp với quan sát, ghi lại các câu trả lời trên phiếu điện tử thiết bị điện tử di động (CAPI).
Hoạch định chiến lược phát triển
Phóng viên: Theo ông, các dữ liệu từ cuộc Tổng điều tra này giúp gì cho việc hoạch định chính sách của địa phương?
Ông Hoàng Ngọc Cường: Ngoài việc thu thập số liệu thống kê, kết quả điều tra sẽ đánh giá toàn diện thực trạng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả như thông tin về lao động và thu nhập của người lao động, kết quả, chi phí sản xuất, kinh doanh (tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động, chi phí sản xuất, kinh doanh, sản phẩm, thuế và các khoản nộp ngân sách, vốn đầu tư, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo). Về dữ liệu cũng như kết quả phân tích của cuộc Tổng điều tra sẽ giúp cho chúng ta thấy được bức tranh kinh tế toàn diện cũng như xu hướng phát triển để tính toán thêm một số chỉ tiêu thống kê chính thức như GDP, GRDP trên địa bàn, đây là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế cho địa phương.
Ông Hoàng Ngọc Cường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Thừa Thiên Huế trao đổi với phòng viên Cổng thông tin điện tử
Phóng viên: Các cá nhân, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm gì và cần làm gì trong cuộc tổng điều tra này thưa ông?
Ông Hoàng Ngọc Cường: Cuộc tổng điều tra này có khối lượng công việc rất lớn, phạm vi rộng, thời gian kéo dài, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Cá nhân, đơn vị, tổ chức cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với điều tra viên Thống kê để cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Một ban chỉ đạo, tổ giúp việc với nhiều ban ngành tham gia sẽ tạo sự thuận lợi cho việc tham mưu với Trưởng ban chỉ đạo các công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc điều tra.