Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày cập nhật 15/12/2022

Thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ngày 12/12/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 459/KH-UBND hành động về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với mục tiêu cụ thể đến năm 2025, rà soát, phê duyệt quy hoạch các phân khu rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học; xây dựng lộ trình để nghiên cứu, đề xuất nâng cấp, đầu tư phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên hiện trạng (Khu bảo tồn Sao La, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, Khu rừng đặc dụng Bắc Hải Vân,...); Kiện toàn, nâng cao năng lực công tác quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, các khu rừng đặc dụng, khu bảo vệ cảnh quan hiện có: Sao La, Phong Điền, Tam Giang - Cầu Hai, Bắc Hải Vân; Kiểm soát hiệu quả đối với các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đến năm 2030, tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng của tỉnh (như Khu bảo tồn Sao La, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, Khu rừng đặc dụng Bắc Hải Vân,...); các hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển, các khu vực đất ngập nước quan trọng,... Thiết lập, đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn được nâng hạng, thành lập mới; Cải thiện về chất lượng, số lượng quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đảm bảo không gia tăng số lượng loài bị tuyệt chủng; cải thiện tình trạng loài bị đe dọa tuyệt chủng;…

Đến năm 2050, nâng hạng hoặc thành lập mới các khu bảo tồn của tỉnh theo hướng trở thành Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển, Khu Ramsar,... theo các tiêu chí quốc gia, quốc tế; Hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách quản lý các khu bảo tồn trên cạn và dưới nước của tỉnh Thừa Thiên Huế; Cải thiện hiệu quả chất lượng rừng, đảm bảo độ che phủ rừng toàn tỉnh đáp ứng với quy hoạch chung của tỉnh; Tiếp tục rà soát các nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; rà soát nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa, các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, có giá trị khoa học, kinh tế, giáo dục,...; xây dựng, thực hiện và nhân rộng các mô hình, chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển có hiệu quả các nguồn gen có giá trị.

Theo đó, kế hoạch triển khai những nội dung, nhiệm vụ chính sau: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; Tăng cường bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý về đa dạng sinh học, bảo vệ Vườn Quốc gia, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học của tỉnh. Tổ chức rà soát, đánh giá, nghiên cứu đề cử nâng hạng hoặc thành lập mới các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.  Bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, đặc thù. Bảo tồn nguồn gen, giống các loài bản địa có giá trị cao; kiểm soát các tác động xấu đối với đa dạng sinh học và các loài cần ưu tiên bảo vệ, loài di cư. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đô thị, nông thôn.

 
 
 
Tập tin đính kèm
STT Tên tập tin Tải về
1 Kế hoạch số 459/KH-UBND hành động về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ()
 
thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.764.992
Truy cập hiện tại 1.600