(CTTĐT) - Sáng ngày 18/7/2023, tại Nhà văn hóa xã Quảng Ngạn, Đảng ủy xã Quảng Ngạn tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có UVBTV huyện ủy - Phó Chủ tịch HĐND huyện Phạm Lượng. Tại địa phương có các đồng chí lãnh đạo xã, Bí thư các chi bô
Toàn cảnh hội nghị
Báo cáo tóm tắt kết quả đạt được qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (2020 - 2023), nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn đến 2025. Đồng chí Hồ Phong Nhã - Phó bí thư Đảng ủy - CT. UBND xã cho biết, sau 3 năm thực hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 10%; Dịch vụ - thương mại từ 3,5% lên 4,3%; Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ 2,7% lên 3,2%; nông nghiệp từ 3,8 giảm còn 2,5%. Tổng mức đầu tư toàn xã hội 3 năm đạt 230 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 14,759 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 49 triệu.
Cơ cấu sản xuất được chuyển dần từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế phi nông nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, đã hình thành nhiều ngành, nghề sản xuất mới nhất là các ngành, nghề chế biến nông sản. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được một số kết quả bước đầu, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được nhân rộng, góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, giá trị sản lượng đạt 80 triệu đồng/ha canh tác. Lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được chú trọng và phát triển theo hướng đảm bảo.
Trong năm 2021 và 2023, sản xuất lúa được mùa; giá trị sản lượng sản xuất lúa đạt 4,8 triệu/ha canh tác. Trồng các lại rau màu đem lại năng suất cao như môm sen, mướp, khoai lang, sản lượng đạt trên 100 triệu đồng/ha canh tác. Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp được nâng lên 100% khâu làm đất, khâu tưới tiêu và khâu thu hoạch.
Chất lượng đàn vật nuôi tiếp tục được cải thiện, thường xuyên quan tâm công tác tiêm phòng, các mô hình chăn nuôi có hiệu quả được duy trì, nhân rộng. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro cho các hộ chăn nuôi.
Nuôi trồng thủy sản từng bước được phát triển ổn định. Giá trị sản lượng bình quân đạt 55 triệu đồng/ha và bình quân 121 tấn/năm. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản đạt gần 70% tổng diện tích nuôi nước lợ.
Các loại hình dịch vụ có sự chuyển biến tích cực, phát triển khá, tập trung dọc đường Quốc lộ 49b, chợ Vĩnh Tu và trung tâm xã, trong đó một số loại hình dịch vụ từng bước phát triển đa dạng như: dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông sản phát triển khá mạnh đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân, tạo ra khu vực dịch vụ vui chơi giải trí nhằm tạo vẽ mỹ quan, đồng thời tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho bà con Nhân dân.
Dịch vụ, du lịch từng bước được phát triển, các hộ kinh doanh tại bãi tắm Tân Mỹ đã mở rộng các loại hình như dịch vụ ăn uống, dịch vụ homstay để thu hút du khách đến vui chơi tắm biển. Nên số lượt khách đên bãi biển Tân Mỹ từ năm 2022 và năm 2023 số lượt khách đến tham quan và tắm biển tăng so với các năm trước. Năm 2021 đến năm 2023 khoảng 32,930 lượt khách tăng khoản 12.000 lượt khách, đã giải quyết việc làm cho khoảng gần 100 lao động tại địa phương; tổng giá trị thu nhập bình quân hằng năm 53,364 tỷ đồng, chiếm 26,63% tỷ trọng kinh tế..
Dịch vụ thương mại tổng hợp nhìn chung năm sau tăng hơn năm trước, hoạt động trung tâm chợ Vĩnh Tu được phát huy hiệu quả, thu hút nhiều đầu mối và lượng khách về buôn bán ngày càng đông, các loại hình kinh doanh, buôn bán ngày càng phong phú, đa dạng. Dịch vụ ăn uống, giải khác và các dịch vụ khác phát triển khá mạnh, tập trung ở xung quanh chợ, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sắm của Nhân dân trong địa bàn và các khu vực lân cận.
Dịch vụ vận tải hành khách và xe du lịch trên địa bàn phát triển mạnh và tạo mối liên kết để hoạt động. Hiện nay, đã hình thành các tuyến xe khách vào Nam, Huế - Đà Nẵng, xe du lịch… đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, cưới hỏi, tham quan du lịch và vận chuyển hàng hóa cho Nhân dân.
Đã tích cực khuyến khích, vận động và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển. Cơ sở may mặc Minh Trường tại Thôn 3, doanh thu hàng năm khoảng 7,5 tỷ đồng, đã giải quyết từ 60 đến 65 lao động tại chỗ có việc làm ổn định, thu nhập từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng.
Các ngành nghề như: mộc, nề, may mặc, gò hàn…tiếp tục được duy trì và phát triển, nghề chế biến nước mắm, mắm cá, ruốc, cá khô ở các thôn vùng biển được bà con Nhân dân hai thôn Tây Hải và Tân Mỹ quan tâm phát triển sản xuất, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Quan tâm cho việc trưng bày và giới thiệu sản phẩm truyền thống của địa phương đến người tiêu dùng trong và ngoài huyện.
Đ/c Hồ Phong Nhã - PBT - CT. UBND xã báo cáo tóm tắt giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025
Đ/c Phạm Lượng phát biểu chỉ đạo hội nghị
Nguồn: Ban văn hóa TT xã.